Nội dung phương pháp Thăm dò điện trở

Trong đo đạc truyền thống, thăm dò điện trở dùng nguồn điện dòng không đổi (DC), ví dụ các pin hòm (Batt.), phát dòng vào đất qua hai điện cực dòng A và B (có nước gọi là C1 và C2, Current), có Ampe kế đo dòng phát I. Tại điểm cần đo là hai điện cực thế M và N (có nước gọi là P1 và P2, Potential), và MiliVolt kế đo hiệu điện thế ∆U.

Vì dòng điện là không đổi, nên phân bố dòng và điện thế trong đất là quá trình dừng, tức là các phân bố này được xem xét giống như với trường tĩnh điện, khi biểu diễn bằng các đường dòng (Current Flow Lines) và mặt đẳng thế (Equipotential Surfaces) thì có dạng tương tự với đường dòngmặt đẳng thế của các điện tích điểm, cũng như áp dụng Nguyên lý chồng chập để tính toán các phân bố này.

Gọi các khoảng cách giữa các điện cực là AM, AN, BM, BN, và nửa không gian vô hạn có điện trở suất ρ. Nếu đẩy các điện cực B và N ra cực xa (tốt nhất là ngược hướng nhau), ta sẽ đo được điện thế tại M của nguồn điểm A là U = ρ I 2 π ( 1 A M ) {\displaystyle U=\rho {\frac {I}{2\pi }}({\frac {1}{AM}})} . Đó là hệ cực Pol - Pol hay hệ 2 cực.

Đưa cực N lại gần M để lập ra lưỡng cực (Dipol) MN, thì hiệu điện thế đo được là Δ U = ρ I 2 π ( 1 A M − 1 A N ) {\displaystyle \Delta U=\rho {\frac {I}{2\pi }}({\frac {1}{AM}}-{\frac {1}{AN}})} . Đó là hệ cực Pol - Dipol hay hệ 3 cực.

Với đủ 4 cực, thì hiệu điện thế đo được là Δ U = ρ I 2 π ( 1 A M − 1 B M − 1 A N + 1 B N ) {\displaystyle \Delta U=\rho {\frac {I}{2\pi }}({\frac {1}{AM}}-{\frac {1}{BM}}-{\frac {1}{AN}}+{\frac {1}{BN}})}

Từ phép đo sẽ tính được điện trở suất

ρ = k Δ U I {\displaystyle \rho =k{\frac {\Delta U}{I}}}

trong đó k = 2 π 1 A M − 1 B M − 1 A N + 1 B N {\displaystyle k={\frac {2\pi }{{\frac {1}{AM}}-{\frac {1}{BM}}-{\frac {1}{AN}}+{\frac {1}{BN}}}}} cho trường hợp tổng quát, được gọi là hệ số thiết bị (geometric factor). Khi ∆U tính ra Volt, I tính ra Ampere, khoảng cách là mét, thì ρ là Ωm hay Ohm.m.

Trong môi trường thực điện trở suất thay đổi theo cả phương thẳng đứng và phương ngang. Kết quả đo và tính như trên cho ra điện trở suất biểu kiến ρa (tiếng Anh: Apparent Resistivity, trong các văn liệu ở Việt Nam trước đây hay dùng ρK theo tiếng Nga Кажущееся Сопротивление). Các nghiên cứu lý thuyết cho thấy ρa phản ánh trung bình của khối đất đá đến độ sâu trong tầm 1/3 khoảng cách giữa điện cực dòng và thế ngắn nhất. Khoảng cách này thường được gọi là kích thước thiết bị, và độ sâu phản ánh gọi là độ sâu khảo sát. Khi môi trường có tương phản điện trở suất cao thì độ sâu khảo sát giảm hơn ở môi trường ít tương phản.

Từ đây chia ra hai phân nhóm chính của thăm dò điện trở:

  • Giữ nguyên kích thước thiết bị và đo di chuyển dọc tuyến, gọi là đo mặt cắt (Profiling) để khảo sát đến tầm sâu có chủ đích là độ sâu khảo sát. Một chuyến đo mặt cắt thực tế có thể bố trí kết hợp phù hợp để đo với nhiều kích thước thiết bị khác nhau.
  • Giữ nguyên vị trí đo và tăng dần kích thước thiết bị để thu thập thông tin từ nông đến sâu, gọi là đo sâu (Sounding), các văn liệu tiếng Nga gọi là Вертикальное электрическое зондирование (đo sâu điện thẳng đứng) và viết tắt là ВЭЗ.

Ngày nay tại các nước phát triển không thực hiện dạng đo mặt cắt đơn thuần, mà chuyển sang rải nhiều cực và thực hiện dạng hợp của mặt cắt và đo sâu, và đặt tên là ảnh điện trở (Resistivity Imaging).

Các Hệ điện cực thường dùng

  • Hệ Pol - Pol hay hệ 2 cực: Cả hai điện cực B và N đặt xa vô tận so với A và M.
  • Hệ Pol - Dipol hay hệ 3 cực: Điện cực B đặt ở nơi coi là xa vô tận so với các điện cực còn lại.
  • Hệ Wenner: Tất cả bốn điện cực nằm trên đường thẳng (A, M, N, B) cách đều nhau.
  • Hệ Schlumberger: Cả bốn điện cực nằm trên đường thẳng (A, M, N, B), nhưng cặp M và N gần sát nhau còn A và B thì cách xa chúng (MN<<AB).
  • Hệ Dipol - Dipol hay hệ lưỡng cực: Khoảng cách giữa trung điểm của cặp điện cực A, B với M, N lớn hơn độ dài lưỡng cực AB hay MN nhiều lần. Các điện cực không nhất thiết phải nằm trên một đường thẳng.

Các nguồn nhiễu

  • Điện trường thiên nhiên sinh ra do hiệu ứng điện hóa trong đất, giá trị có thể đến ±500 mV. Nó là đối tượng quan sát của thăm dò Điện trường thiên nhiên.
  • Hiện tượng nạp điện của đất đá (Chargeability), là hiện tượng dẫn đến lúc đóng/cắt dòng phát thì mức điện thế không thiết lập được ngay, phải đợi một vài giây quá trình nạp hoàn tất mới đo được điện thế thật. Nó là đối tượng quan sát của thăm dò Điện phân cực kích thích.
  • Điện thế phân cực tại điện cực sinh ra do hiệu ứng điện hóa khi vật kim loại là điện cực đo cắm vào đất. Nó cộng vào điện trường thiên nhiên và hiện ra ở ngõ vào máy đo. Để giảm điện thế này, sử dụng điện cực đồng, hoặc bạch kim (platin - Pt) như trong máy đo của IRIS Instruments (Pháp).
  • Dòng lang thang trong đất, phát sinh do cảm ứng với thay đổi của trường điện từ do tác động của tầng điện ly và các hiện tượng điện từ khác. Nó là đối tượng quan sát của thăm dò điện từ Tellur.
  • Dò điện giữa các dây phát - thu - đất: Phải khắc phục bằng dùng dây có độ cách điện cao.
  • Nguồn cấp dòng phát I không ổn định: Phải khắc phục bằng dùng nguồn phát ổn định, lau sạch các điện cực phát để tiếp địa tốt, hoặc dùng nhiều điện cực đóng thành chùm tại vị trí phát, đổ nước để giảm trở tiếp địa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thăm dò điện trở http://www.agiusa.com/earthimager3d.shtml http://www.agiusa.com/supersting.shtml http://www.interpex.com/ix1dv3/ix1dv3.htm http://www.iris-instruments.com/Pdf%20file/SyscalP... http://ivyzhang918.en.made-in-china.com/product/UM... http://www.maydiavatly.com/?u=prd&su=d&cid=242&id=... http://www.scintrexltd.com/electrical.html http://www.dmt.de/en/products/geophysical-measurin... http://www.landviser.net/content/res2dinv-2d-geoph... http://dgmv.gov.vn/index.php/gioi-thieu-don-vi/lie...